Bài viết đã lưu

👉 Sử dụng Công cụ tải ISO Windows từ Microsoft ngay tại đây để tải xuống Windows gốc từ trang chủ.
⚠️ Sử dụng Microsoft Activation Scripts để kích hoạt được bản quyền Windows và Office.
📢 Xem ngay Tổng hợp cách bỏ qua yêu cầubỏ qua đăng nhập tài khoản Microsoft cài Windows 11.
❗Chú ý: Các bản Ghost Win 11 bởi Quang Huy Blog đều được bỏ qua yêu cầu TPM 2.0 và Secure Boot.

Phân biệt chuẩn ổ cứng MBR và GPT và cách kiểm tra trên máy tính

Cách phân biệt ổ cứng chuẩn MBR và GPT trên máy tính
Ở bài viết Phân biệt chế độ boot Legacy và UEFI trên máy tính, mình đã chỉ ra cách để phân biệt máy tính bạn đang chạy chuẩn Legacy hay UEFI rồi, và mọi người cũng biết sơ qua về MBR và GPT rồi.
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ các cách để biết được máy tính của bạn chạy chuẩn nào nhé.

Khái niệm ổ cứng chuẩn MBR và GPT

1. Chuẩn MBR trên máy tính
Là một chuẩn ổ cứng ra đời năm 1983, có tính tương thích cao trong một số trường hợp quan trọng (đặc biệt là trong việc nạp boot). Và chuẩn MBR còn được sử dụng để tạo USB Boot Multiboot. MBR viết tắt của Master Boot Record, được giới thiệu cùng IBM PC DOS 2.0, khu vực khởi động có một Boot Loader - chương trình khởi động hệ thống và hệ điều hành được lập trình sẵn và được nạp vào ROM được cài đặt trên hệ điều hành và các thông tin về phân vùng Logical của ổ đĩa. Các boot loader của Windows sẽ được ghi đè lên phân vùng ổ cứng cài Win nên sẽ có khả năng fix MBR.
Ngoài ra, MBR chỉ hỗ trợ ổ cứng lên đến 2TB và chỉ hỗ trợ 4 phân vùng chính. Và trước khi cài Windows, bạn phải luôn ghi nhớ phải Set Active phân vùng chứa boot MBR.
2. Chuẩn GPT trên máy tính
Là một chuẩn ổ cứng kiểu mới được dần thay thế chuẩn MBR cũ. Được viết tắt của GUID Partition Table, trên ổ cứng chỉ có một phân vùng riêng để hỗ trợ khởi động. Chuẩn GPT hỗ trợ không giới hạn phân vùng (mà Windows hỗ trợ 128 phân vùng) trên ổ cứng có dung lượng cực lớn đến ZB. Các dữ liệu cho việc khởi động được lưu tại một vị trí để không ảnh hưởng đến các phân vùng khác hay hệ thống. Chính vì thế nên việc khởi động trên GPT sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều và sẽ khởi động nhanh hơn so với việc khởi động trên MBR. Và đặc biệt GPT lưu trữ nhiều bản sao dữ liệu trên ổ đĩa, do đó bạn có thể khôi phục các dữ liệu này nếu bị lỗi.
Ngoài ra, GPT còn lưu trữ các giá trị CRC để kiểm tra xem các dữ liệu này còn nguyên vẹn hay không. Nếu bị lỗi, GPT sẽ phát hiện được vấn đề và cố gắng khắc phục các dữ liệu bị hỏng từ một vị trí khác.

Nhiều bạn vẫn còn đắn đo trong việc không biết chọn MBR hay GPT thì mình khuyên nếu máy tính hỗ trợ chuẩn UEFI thì nên để định dạng GPT và sử dụng bản Win 64-bit. Còn nếu sử dụng MBR trường hợp máy bạn khá cũ chỉ hỗ trợ boot chuẩn Legacy và dung lượng ổ cứng thấp, không muốn tạo nhiều phân vùng.

Cách kiểm tra ổ cứng máy tính đang chuẩn MBR hay GPT

Như ở bài Phân biệt chế độ boot Legacy và UEFI trên máy tính, thì ta biết được cách phân biệt rồi đó.

Cách chuyển từ MBR sang GPT hoặc ngược lại

Cách 1: Sử dụng CMD
Bước 1: Vẫn nhấn tổ hợp phím Win+R để mở Run và nhập DISKPART.
Bước 2: Tại màn hình CMD, bạn gõ lệnh list disk.

Nếu trong môi trường Windows bạn không thể chuyển được phân vùng chứa Win, cho nên các bạn nên chuẩn bị USB Boot cài Windows Setup hoặc USB cứu hộ Multiboot nhé, chú ý nên sao chép dữ liệu trước khi tiến hành chuyển.

Bước 3: Chọn ổ cứng bạn muốn chuyển, gõ lệnh select disk 1 (1 là số đánh dấu tương ứng ổ cứng của bạn).
Bước 4: Xoá phân vùng trên ổ (không cần thiết phải dùng lệnh này) gõ lệnh clean.
Bước 5: Gõ lệnh convert gpt nếu bạn muốn chuyển sang GPT, hoặc gõ lệnh convert mbr nếu bạn muốn chuyển sang MBR.
Cách 2: Sử dụng phần mềm Minitool Partition Wizard (sử dụng USB Boot)
Bước 1: Chuột phải vào ổ cứng và chỉ cần nhấn Convert MBR Disk to GPT Disk hoặc ngược lại là xong.
Bước 2: Nhấn Apply, và nhấn Yes để xác nhận.

Và đó là tất cả những gì mình chia sẻ về cách phân biệt chuẩn ổ cứng MBRGPT và kiểm tra ổ cứng máy tính đang chạy chuẩn gì. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại dưới phần Comment hoặc nhắn tin trực tiếp tới Zalo/Fanpage nhé!