Tổng hợp mã lỗi máy in thường gặp trên Windows và cách khắc phục
Các lỗi máy in thường gặp và cách khắc phục
Dạo gần đây mình có lướt trên các diễn đàn hay các nhóm Facebook, mình
thấy mọi người khi dùng máy tính hay gặp những vấn đề về lỗi máy in, đặc biệt là
in qua mạng nội bộ. Bài viết này mình sẽ tổng hợp tất cả các lỗi về máy in trên
Windows mà mọi người hay gặp và mình chia sẻ luôn cách khắc phục nhé.
Chọn Enabled rồi nhấn Apply và OK là
được.Bạn nên khởi động lại máy tính và kết nối lại máy in.
Cách 2: Sử dụng Registry Editor
Lỗi 1: Lỗi chia sẻ máy in trên Windows 11
Trên
Windows 11
gần đây đã thay đổi dịch vụ in qua mạng từ "RPC qua Named Pipes" thành "RPC
qua TCP" giúp cải thiện tính bảo mật của máy in vì nó thực thi các phương thức
liên lạc mới hơn và an toàn hơn.
Mã lỗi:
- 0x00000bc4 - ERROR_PRINTER_NOT_FOUND
- 0x00000709 - ERROR_INVALID_PRINTER_NAME
- Operation could not be completed.
- No Printers Were Found.
- The printer name is invalid.
Cách 1: Sử dụng Local Group Policy Editor
Nhấn tổ hợp Win+R để mở Run, gõ gpedit.msc để mở Local Group Policy Editor, bạn mở theo đường dẫn:
Computer Configuration - Administrative Templates - Printers
rồi
đúp vào Configure RPC connection settings
Nguồn ảnh: Lê Hà Blog |
Nguồn ảnh: Lê Hà Blog |
Thay đổi registry nhanh, bạn mở Command Prompt với quyền
Administrator, sau đó copy lệnh sau:
reg add
"HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Policies\Microsoft\WindowsNT\Printers\RPC" /v
RpcUseNamedPipeProtocol /t REG_DWORD /d 1 /f
Hoặc bạn hãy tải file reg dưới đây,
giải nén file
và đúp chuột để chạy là được nhé.
Lỗi 2: Lỗi chia sẻ máy in Windows Firewall
Lỗi 0x000006d9 là một cảnh báo không cho phép kết nối máy in qua
mạng vì kết nối không an toàn do trình bảo vệ tường lửa
Windows Firewall đang được hủy kích hoạt.
Cách sửa lỗi:
Nhấn tổ hợp phím Win+R để mở Run, gõ
services.msc để mở trình quản lý dịch
vụ của Windows, tìm đến dịch vụ Windows Defender Firewall và nhấn
đúp để mở tùy chọn.
Bạn chuyển tùy chọn phần Startup type thành
Automatic và click vào nút Start nếu
Stop là được.
Lỗi 3: Lỗi chia sẻ máy in Operation failed
Lỗi 0x0000007e, 0x00000771 đã xuất hiện từ trên Windows 7, nó
thường xuất hiện khi cố gắng kết nối nối từ máy chủ in trên phiên bản 32-bit
cho máy khác phiên bản 64-bit.
Cách sửa lỗi:
Nhấn tổ hợp phím Win+R để mở Run, gõ
services.msc để mở trình quản lý dịch
vụ Windows, tìm đến dịch vụ Print Spooler.
Nhấn vào dịch vụ đó và kích hoạt dịch vụ, nếu nó đang được kích hoạt rồi, bạn
nhấn Stop rồi Start để khởi động lại nhé.
Lỗi 4: Lỗi chia sẻ máy in trên Windows 10
Từ say bản cập nhật tháng 09 năm 2021 của Microsoft nhằm vá lỗi bảo mật
PrintNightmare trên Windows, người dùng không thể in qua mạng với
máy chủ chia sẻ là Win 10 như trước đây. Và khi bạn thêm máy in qua địa chỉ
mạng sẽ gặp lỗi: "Connect to Printer: Windows cannot connect to the printer." với mã lỗi 0x000001b. Lý do bản cập nhật đã thiết lập bảo vệ cho
khóa RpcAuthnLevelPrivacyEnabled trong Registry nhằm tăng cấp độ
RPC khi in qua mạng, tránh bị hacker tấn công, khai thác dữ liệu.
Cách sửa lỗi:
Nguồn ảnh: Lê Hà Blog |
Cách 1: Chỉnh sửa bằng tay Registry Editor
Nhấn tổ hợp phím Win+R, nhập regedit để
truy cập.
Truy cập đường dẫn:
Nhập tên là RpcAuthnLevelPrivacyEnabled và đặt giá trị là
0 như hình bên dưới.
Sau đó bạn tắt Registry đi, khởi động lại máy tính là được.
Computer\HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\Print
, click
chuột phải lên mục Print, chọn New - DWORD (32bit) Value.
Nguồn ảnh: Lê Hà Blog |
Nguồn ảnh: Lê Hà Blog |
Cách 2: Bạn tải file regedit dưới đây. giải nén ra và đúp
chuột nhấn OK là được.
Cuối cùng, nếu bạn có ý kiến hay nhận xét gì thì các bạn hãy để lại dưới phần bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với mình qua Zalo hoặc Fanpage nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
- Nội dung bình luận phù hợp với phong tục và văn hóa Việt Nam.
- Vui lòng nhập tên và nhấn vào nút Thông báo cho tôi để nhận được thông báo phản hồi bình luận.
- Để bình luận dạng ảnh, bạn truy cập Upload ảnh tại đây.